Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
102473

Lịch sử hình thành và phát triển của xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh thanh Hóa.

Ngày 10/10/2023 16:46:43

Trải qua 67 năm từ khi thành lập xã đến nay, cán bộ đảng viên và nhân dân xã Nga Thành đã không ngừng phát triển về mọi mặt, quê hương luôn đổi mới, cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

1.jpg






7.jpg








8.jpg


Xã Nga Thành
là xã đồng màu nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm huyện 5km, với tổng diện tích đất tự nhiên là 353,10 ha, trong đó đất Nông nghiệp là 241,55 ha chiếm 68,4%. Dân số toàn xã có 1101 hộ, với 4260 khẩu, trong đó lao động trong độ tuổi là 2002 lao động, chiếm gần 47%. Đảng bộ có 281 đảng viên được sinh hoạt ở 12 chi bộ (5 chi bộ thôn thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ HTXNN, 1 chi bộ trạm y tế, 1 chi bộ Công an, 1 chi bộ Qũy tín dụng). Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh và của huyện; Cấp ủy, chính quyền xã Nga Thành đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, ổn định về Chính trị, giữ vững QP-AN... và đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi.

Về vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Nga An; Phía Nam giáp xã Nga Hải; Phía Đông giáp xã Nga Liên; Phía Tây giáp xã Nga Giáp.

Về giao thông: Xã Nga Thành có tuyến đường Tỉnh lộ 524 đi qua với chiều dài khoảng 1,5km chạy qua địa bàn theo hướng Đông - Nam. Nằm cạnh Quốc lộ 10B nối liền với đường liên xã, có đường Hồ vương chạy qua từ Bến tín đi cầu Vàng ra biển của Huyện Nga Sơn. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên xã Nga Thành có tiềm năng và cơ hội để phát triển Kinh tế - Văn hóa xã hội.

Về địa hình: Vùng đất của xã nằm trong vùng đồng bằng địa hình gợn sóng hình thành 3 loại đất màu, đất lúa màu và đất 2 vụ lúa. Thuận tiện cho việc canh tác lúa n­ước, vùng chuyên canh lúa màu và các loại cây rau màu khác. Có hệ thống t­ưới tiêu chủ động thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng thâm canh cây trồng. Dạng địa hình này tương đối bằng phẳng, hiện nay đang được trồng cây nông nghiệp, bố trí đất ở và các công trình công cộng…

Về lịch sử hình thành: Theo truyền thuyết làng Thành đã là nơi cư trú của cư dân từ lâu, thời Tiền Lê dưới triều Đại Hành Hoàng Đế thế kỷ XI, nhân dân ở đây đã nạo vét, khơi luồng sông Hoạt và sông Chính Đại (sông Vũ Lũng). Xã Nga Thành ngày nay được thành lập bởi 3 làng (Thành Thôn, Yên Nghiệp, ½ Ngoại Thôn) trước đây thuộc xã Kiên Giáp (Thất Giáp, Thiết Giáp), tổng Đô Bái, Huyện Nga Sơn (Chi Nga, Nga Giang), phủ Hà Trung, Trấn Thanh Hóa (Thanh Hoa). Xã Nga Thành có 3 ngôi đình của 3 làng, ngày nay còn lại 2 cụm di tích, Đình và Chùa Làng Thành (Thờ Phật, Tứ Phủ, Tứ Vị Thánh Nương, Tướng Quân Phạm Cự Lượng, Thánh tổ 3 họ Hồ - Mai - Phạm cổ tam chi) được công nhận di tích Văn hóa, Lịch sử, Cách mạng cấp tỉnh năm 2005. Đình và Chùa Ngoại Thôn (Thờ Phật, Tứ Phủ, Thần Áp Lãng Chân Nhân, các dòng họ có công khai khẩn, lập ấp Hà, Mai, Trịnh, Phạm) được công nhận di tích Văn hóa, Lịch sử cấp tỉnh năm 2008. Phần mộ và miếu Ông Bến (Nguyễn Phúc Thành Tôn Thần). Đình Yên Nghiệp do chiến tranh và thời gian đã bị tàn phá nên không còn.

Triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đầu thế kỷ XIX, làng Thành Thôn thuộc tổng Đô Bái, Làng Ngoại Thôn, làng Yên Nghiệp thuộc tổng Tân Phong, huyện Nga Sơn.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, theo chủ trương của trên bỏ đơn vị tổng, thành lập xã; Làng Thành Thôn thuộc xã Kiên Giáp Hà (Hà Thôn, Thành Thôn, Giáp Lục). Cuối năm 1947, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài, thực hiện Sắc lệnh số 91/SL của Chính Phủ hợp nhất Uỷ ban hành chính và Uỷ ban kháng chiến thành Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính (UBKCKHC). Đến năm 1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 149/SL bỏ từ “Kiêm” trong UBKCKHC gọi là Uỷ ban kháng chiến hành chính (UBKCHC).

Các xã nhỏ được sáp nhập thành xã lớn. Xã Kiên Giáp được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã: Tân An, Kiên Giáp Hà, Hoa Lư, Chính Đại. Từ 1947 đến 1956, Nga Thành ngày nay thuộc xã Kiên Giáp.

Tháng 10 năm 1956, theo Quyết định của UBHC tỉnh Thanh Hóa xã Kiên Giáp chia tách thành 3 xã: Nga Giáp, Nga An, Nga Thành. Tên xã Nga Thành bắt đầu từ đây và ổn định về mặt hành chính đến nay. Xã Nga Thành lúc này gồm 12 xóm: Hồ Đông, Hồ Trung, Hồ Nam (sau sáp nhập đổi thành 2 thôn Hồ Đông và Hồ Nam) thuộc địa phận Làng Ngoại Thôn và Yên Nghiệp; Cồn Trên (sau đổi thành thôn Đông Thành); Cồn Dưới (sau đổi thành thôn Xuân Thành); Xóm Thượng, Xóm Chợ (sau đổi thành thôn Bắc Thành); Xóm Đình, Xóm Hào, Xóm Đồng (sau đổi thành thôn Trung Thành); Xóm Cổng, Xóm Mỏm (sau đổi thành thôn Nam Thành) đều thuộc địa phận Làng Thành Thôn.

Ngày nay, theo phân cư địa giới hành chính, xã Nga Thành có 5 thôn: Hồ Đông, Hồ Nam, Đông Xuân (sáp nhập Đông Thành và Xuân Thành năm 2018), Bắc Trung (sáp nhập Bắc Thành và Trung Thành năm 2018), Nam Thành.

Về sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh và Uỷ ban cách mạng lâm thời huyện Nga Sơn, nhân dân Nga Thành cũng như các địa phương khác trong huyện đã nhanh chóng thành lập UBND lâm thời. Xã Nga Thành lúc này có 2 làng: làng Thành Thôn thuộc xã Kiên Giáp, Chủ tịch lâm thời thôn là ông Mai Chấn Hưng; làng Ngoại Thôn thuộc xã Tân An, Chủ tịch lâm thời là Ông Phạm Văn Tuân.

Tháng 11 năm 1945 thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, các đoàn thể cứu quốc ở làng Thành Thôn được thành lập như Hội Nông dân cứu quốc do ông Phạm Ngọc Dỵ phụ trách, Thanh niên cứu quốc do đồng chí Phạm Quang Thiệng phụ trách, Phụ nữ cứu quốc do bà Vũ Thị Thảo phụ trách.

Bầu cử Quốc hội khóa I (06/01/1946) và bầu cử HĐND tỉnh, xã (6/1946) thành công. UBND xã Kiên Giáp được bầu gồm 5 ông, ông Phạm Văn Chương (thôn Giáp Lục) làm Chủ tịch, ông Hanh làm ủy viên thư ký. Thôn Thành Thôn thành lập ban cán sự do ông Phạm Quang Thiệng làm trưởng ban, bà Vũ Thị Thảo làm phó ban, ông Mai Xuân Xuyên làm thư ký.

Sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), trước những yêu cầu và điều kiện lịch sử cần phải xây dựng phát triển các tổ chức Đảng, sự ra đời của Huyện ủy lâm thời Nga Sơn (11/1946), tạo tiền đề để tháng 10 năm 1947, chi bộ Đảng Tây Hồ được thành lập tại hang Son, xóm Nhân Sơn, xã Nga An ngày nay, đồng chí Phạm Văn Thảo được huyện ủy chỉ định làm Bí Thư chi bộ. (lịch sử Đảng bộ xã Nga An 1947 – 2009 ghi 12 giờ ngày 04/04/1947 tại núi hang Chõ cạnh Phủ Trèo, chi bộ Đảng Tây Hồ được thành lập, đồng chí Phạm Văn Thảo được cử làm Bí Thư).

Đây là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở các xã phía bắc huyện Nga Sơn, Chi bộ không chỉ có nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng ở xã Kiên Giáp mà còn được huyện ủy giao nhiệm vụ tuyên truyền phát triển đảng ở các xã: Nhân Phú (Nga Phú), Điền Hồ (Nga Điền).

Sau một thời gian ngắn, giữa những năm 1948, nhiều quần chúng ưu tú ở làng Thành Thôn xã Kiên Giáp được kết nạp vào Đảng như các đồng chí: Phạm Đình Đại, Phạm Ngọc Dỵ, Mai Chấn Khanh... Đến cuối năm 1948 ở 2 thôn: Thành Thôn và Ngoại Thôn đã có 18 đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Bên cạnh đó tháng 10 năm 1947 Trung đội du kích Kim Thành thôn Thành Thôn được thành lập có 32 chiến sỹ, do ông Mai Hữu Lang làm Trung đội trưởng, ông Mai Chấn Khanh làm Trung đội phó, ông Mai Chấn Hưng làm Chính trị viên. Trung đội du kích Ngoại Thôn có 21 chiến sỹ do ông Đoàn Văn Vũ làm Trung đội trưởng. Đơn vị du kích ra đời làm nòng cốt cho công tác huấn luyện dân quân, tổ chức đào hầm, hào công sự chiến đấu.

Trong 9 năm kháng chiến (1947 - 1954), Chi bộ Tây Hồ đã không ngừng lớn mạnh, tổ Đảng Kim Thành của Chi bộ từ chỗ có 3 đảng viên năm 1948 đến năm 1954 đã có 24 đảng viên, lãnh đạo nhân dân trong xã vượt qua những thời kỳ hết sức gian khổ ác liệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân bám đất, bám làng chiến đấu kiên cường không cho địch chiếm đóng, lập tề.

Sau khi có quyết định chia xã (10/1956), Huyện ủy Nga Sơn đã ra quyết định giải tán Chi bộ Tây Hồ, thành lập 3 chi bộ theo tên gọi các xã mới: Nga An, Nga Giáp, Nga Thành. Chi bộ lâm thời Nga Thành lúc này có 34 đảng viên, Huyện ủy chỉ định BCH chi bộ lâm thời gồm 4 đồng chí: đồng chí Phạm Bá Trinh làm Bí thư, đồng chí Đoàn Văn Vũ làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBHC xã, đồng chí Phạm Bá Dịch phụ trách nông hội, đồng chí Phạm Quang Thang xã đội trưởng. Sau khi ổn định về tổ chức, chi bộ tập trung chỉ đạo thành lập các đoàn thể quần chúng như Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ Nữ, Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Nông Dân.

Tháng 01 năm 1961, huyện ủy Nga Sơn Quyết định thành lập Đảng bộ xã Nga Thành trên cơ sở Chi bộ xã Nga Thành. Chỉ định BCH Đảng bộ lâm thời gồm 7 đồng chí: đồng chí Phạm Bá Huệ được chỉ định làm Bí Thư, đồng chí Phạm Văn Nội làm Phó Bí thư phụ trách chính quyền.

Đại hội Chi bộ, Đảng bộ qua các thời kỳ

Đại hội

Lần thứ

Thời gian

Địa điểm

Đảng viên tham dự

Ban chấp hành

Bí thư

Phó Bí thư

phụ trách

công tác Đảng

Phó Bí thư

phụ trách

Chính quyền

Chi bộ

1

7/1957

Nhà ông

Lý Hóa

(Bắc Trung)

34

5

Phạm Quang Thiệng

Đoàn Văn Vũ

Chi bộ

2

2/1959

Nhà ông

Phạm Ngọc Quớn

(Nam Thành)

57

Phạm Quang Thiệng

Phạm Văn Nội

Chi bộ

3

01/1960

Nhà ông

Mai Văn Mạo

(Đông Xuân)

97

7

Phạm Quang Thiệng

Phạm Văn Nội

Đảng bộ

1

5/1961

Nhà ông

Phạm Đình Quất

(Đông Xuân)

7

Phạm Bá Huệ

Phạm Văn Nội

Đảng bộ

2

6/1962

Nhà ông

Phạm Đình Quất

(Đông Xuân)

100

9

Phạm Bá Huệ

Đoàn Văn Vũ

Đảng bộ

3

7/1964

Nhà ông

Phạm Đình Quất

(Đông Xuân)

100

9

Phạm Ngọc Hy

Đoàn Văn Vũ

Đảng bộ

4

6/1965

Nhà ông

Mai Văn Mạo

(Đông Xuân)

127

9

Đoàn Văn Vũ

Phạm Quang Uý

Đảng bộ

5

3/1967

9

Đoàn Văn Vũ

(cuối năm 1967

đ/c Vũ chuyển

công tác)

Phạm Quang Uý

(cuối năm 1967 đ/c Uý được BCH bầu làm Bí thư Đảng ủy)

Đảng bộ

6

5/1969

9

Phạm Huy Diệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

7

3/1971

9

Phạm Huy Diệp

Phạm Văn Tiệp

Đảng bộ

8

5/1973

9

Phạm Văn Tiệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

9

7/1975

Hội trường xã

11

Phạm Văn Tiệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

10

11/1977

Hội trường xã

11

Phạm Văn Tiệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

11

4/1979

Hội trường xã

11

Phạm Văn Tiệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

12

10/1981

Hội trường xã

119

11

Phạm Văn Tiệp

(Tháng 10/1982

đ/c Tiệp chuyển công tác,

đ/c Phạm Quang Sấn UVBTV được bầu làm Bí thư Đảng ủy)

Phạm Bá Niên

Đảng bộ

13

12/1982

Hội trường xã

138

11

Phạm Quang Sấn

Phạm Bá Niên

Đảng bộ

14

28/5/1985

Hội trường xã

160

13

Phạm Quang Sấn

Vũ Hùng Phán

Đảng bộ

15

28/11/1987

Hội trường xã

13

Phạm Quang Sấn

Vũ Hùng Phán

(Tháng 12/1989 đ/c Phán nghỉ công tác, đ/c Phạm Bá Chiêu được bầu làm PBT phụ trách chính quyền từ ngày 10/01/1990

Đảng bộ

16

04/3/1991 (V1)

12/12/1991

(V2)

Hội trường xã

180

11

Phạm Quang Sấn

Phạm Bá Chiêu

Đảng bộ

17

28/4/1994

Hội trường xã

188

10

Phạm Quang Sấn

Phạm Bá Chiêu

Đảng bộ

18

13/01/1996

Hội trường xã

66

11

Phạm Quang Sấn

Phạm Bá Chiêu

Đảng bộ

19

17/9/2000

Hội trường xã

80

11

Phạm Quang Sấn

Phạm Viết Chính

Đảng bộ

20

17/7/2005

Hội trường xã

126

11

Phạm Viết Chính

Mai Văn Quyên

Mai Đức Minh

Đảng bộ

21

22/4/2010

Hội trường xã

139

15

Phạm Viết Chính

Mai Văn Quyên

Mai Đức Minh

Đảng bộ

22

31/3/2015

Hội trường xã

137

15

Mai Đức Minh

Phạm Bá Bốn

(Tháng 3/2017 đ/c Bốn chuyển công tác, đ/c Nguyễn Hữu Đăng xã Nga Giáp được Huyện ủy chỉ định về làm PBT Đảng ủy)

(Tháng 7/2019 đ/c Đăng chuyển công tác, đ/c Thinh Văn Đại xã Nga Hải được Huyện ủy chỉ định về làm PBT Đảng ủy)

Mai Văn Quyên

Đảng bộ

23

13/5/2020

Hội trường xã

120

15

Mai Văn Quyên

Bùi Văn Đan

(Tháng 3/2022 đ/c Đan chuyển công tác, đ/c Mai Danh Dụng xã Nga Yên được Huyện ủy chỉ định về làm PBT Đảng ủy)

Thịnh Văn Đại

Phần thưởng của Đảng và Nhà nước Tặng

Đảng bộ và Nhân dân xã Nga Thành

Năm

Danh hiệu thi đua

Ghi chú

1972

Huân chương chiến công hạng nhì thưởng Dân quân du kích xã Nga Thành

Lệnh số 164/LCT ngày 11/11/1972

1996

Đảng bộ xã Nga Thành đạt trong sạch vững mạnh năm 1994 - 1996

Quyết định số 01-QĐ/HU ngày 30/12/1996 của Huyện ủy Nga Sơn

2000

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân thời kỳ chống thực dân Pháp

Quyết định số 566/KT-CTN ngày 08/11/2000

2000

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 1273/QĐ-TTg ngày 19/12/2000

2002

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 1188/QĐ-CT ngày 16/5/2002

2002

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Nhân dân và Cán bộ xã Nga Thành

Quyết định số 2117/QĐ-CT ngày 27/6/2002

2004

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 16/5/2004

2005

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 2745/QĐ-CT ngày 04/10/2005

2006

Huân chương Lao động hạng Ba

Quyết định số 1022/QĐ-CTN ngày 13/9/2006

2006

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 30/10/2006

2007

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành đạt thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2006

Quyết định số 591-QĐ/TU ngày 03/4/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2009

Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Đảng bộ xã Nga Thành

Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 09/3/2009

2008

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành đạt thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2007

Quyết định số 932-QĐ/TU ngày 01/4/2008 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2010

Bằng khen khối Dân vận xã Nga Thành đã có thành tích xuất sắc trong công tác Dân vận năm 2009

Quyết định số 01-QĐ/BDVTW

ngày 28/10/2010 của Ban Dân vận Trung ương

2010

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 1613/QĐ-TTg ngày 30/8/2010

2010

Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Đảng bộ xã Nga Thành

Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 19/01/2010

2011

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 1375/QĐ-UBND ngày 29/4/2011

2011

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 3 năm 2008-2010

Quyết định số 173-QĐ/TU ngày 04/4/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2012

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 05/4/2012

2013

Huân chương Lao động hạng Nhì

Quyết định số 1300/QĐ-CTN ngày 31/7/2013

2013

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Quyết định số 517/QĐ-UBND

ngày 05/02/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa

2014

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 15/3/2014

2014

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 3 năm 2011-2013

Quyết định số 1416-QĐ/TU ngày 28/3/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2014

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 4729/QĐ-UBND ngày 27/12/2014

2014

Giấy khen của UBND huyện Nga Sơn

Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 02/12/2014

2014

Công nhận xã Đạt chuẩn Nông thôn mới

Quyết định số 4729/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

2014

Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2014

UBND tỉnh Thanh Hóa

2015

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Nhân dân và Cán bộ xã Nga Thành có thành tích xuất sắc trong phong trào XD NTM năm 2014

Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 21/01/2015

2015

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Nhân dân và Cán bộ xã Nga Thành có thành tích xuất sắc, điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2014

Quyết định số 1326/QĐ-UBND ngày 15/4/2015

2015

Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Đảng bộ xã Nga Thành

Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày 25/4/2015

2015

Bằng khen của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tặng Đảng bộ xã Nga Thành

Quyết định số 57-QĐ/TU ngày 03/11/2015

2015

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 02/12/2015

2015

Cờ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 2010 - 2015

BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2017

Cờ đơn vị có thành tíchtiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2017

UBND Tỉnh Thanh Hóa

2019

Huân chương Lao động hạng Nhất

Quyết định số 1320/QĐ-CTN ngày 08/8/2019

Tình hình phát triển kinh tế năm 2022: Giá trị gia tăng kinh tế 13%; Tổng giá trị thu nhập năm 2022 ước đạt: 266,5 tỷ đồng; Tổng sản lượng lương thực: 1500 tấn; Bình quân lương thực đầu người 348 kg/người/năm; Thu nhập bình quân đầu người đạt 61,5 triệu đồng/người/năm; Bình quân ha canh tác 195 triệu đồng/ha; Cơ cấu: Ngành nông nghiệp: 71,3 tỷ chiếm 26,7%; Ngành nghề CN - TTCN: 102,5 tỷ chiếm 38,5%; Ngành nghề DVTM và thu nhập khác: 92,7 tỷ chiếm 34,8%.

Về nguồn nhân lực: Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo được tăng lên cùng với sự cần cù, sáng tạo trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Với tinh thần vượt khó của nhân dân đã đưa các loại cây trồng, giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, được quy hoạch thành vùng sản xuất cây trồng hàng hóa như cây Khoai tây, rau màu vụ đông, sản xuất dưa vàng, dưa bao tử trong nhà lưới... đang được nhân rộng từ năm 2015 đến nay. Mô hình hoạt động của HTX nông nghiệp xã sau chuyển đối hoạt động theo luật HTX năm 2012 hoạt động có hiệu quả, đã liên kết với các công ty, doanh nghiệp cung ứng và bao tiêu sản phẩm cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Điểm sáng trong xây dựng NTM: Là một trong 11 xã xây dựng điểm mô hình xã NTM của tỉnh. Sau 4 năm tổ chức xây dựng xã đã hoàn thành và được công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2014. Từ năm 2015 BCĐ xây dựng NTM đã tổ chức xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, tiến tới xây dựng NTMNC, NTM Kiểu mẫu. Đây là niềm vinh dự của Đảng bộ và nhân dân xã nhà, song cũng đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng không nhỏ của cả hệ thống chính trị từ xã đến các thôn.

Xã Nga Thành là điểm sáng trong phong trào phát triển kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp và phát huy sức mạnh nội sinh trong xây dựng NTM. Quá trình giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, xã Nga Thành luôn xác định tiêu chí thu nhập là quan trọng nhất. Xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và đưa các cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất như khoai tây, dưa hấu, dưa leo, dưa vàng, gần 20ha vùng sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh... đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; đầu tư mở rộng diện tích các mô hình trang trại, gia trại; phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường; tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế. Hiện, xã có 3 trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp, với quy mô lớn, cho thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng/trang trại/năm; 86 gia trại tổng hợp, gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/hộ/năm; 40 hộ gia đình đã đầu tư xây dựng mô hình nhà màng, nhà lưới áp dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với diện tích hơn 8ha mang lại hiệu quả kinh tế cao và cho thu nhập trên 1,5 tỷ đồng/ha/năm; đồng thời duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; kết nối thị trường lao động trong và ngoài nước. Vì vậy, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn đạt 99%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 61,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm còn dưới 1%; 5 thôn và 5 cơ quan, trường học đều được công nhận thôn, cơ quan văn hóa. Cùng với đó, công tác vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cũng được xã đặc biệt quan tâm, đến nay tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; hệ thống nước sạch đã được lắp đặt trên địa bàn xã đảm bảo yêu cầu cấp nước sinh hoạt cho hộ dân; 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã có bản cam kết và thực hiện đúng quy định tiêu chuẩn về môi trường, về an toàn thực phẩm. Đường làng, ngõ xóm thường xuyên được chỉnh trang, nâng cấp, trồng hoa, cây xanh, từng hộ cũng chủ động cải tạo cảnh quan sân vườn xanh, sạch, đẹp.

Phát huy những kết quả đạt được trong xây dựng xã NTM, cấp ủy đảng, chính quyền xã Nga Thành đã tập trung chỉ đạo chi ủy, chi bộ thôn Bắc Trung xây dựng kế hoạch, lộ trình để triển khai thực hiện xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, mọi việc triển khai đều được bàn bạc trong các cuộc họp chi ủy, chi bộ, họp thôn và Nhân dân đều được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát nên tạo được sự tin tưởng, đồng thuận trong dân. Do đó, Nhân dân tự nguyện hiến đất mở rộng đường thôn, ngõ xóm; đóng góp tiền, công sức để chỉnh trang, lắp bóng điện sáng, trồng hoa... tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Đồng thời tích cực du nhập, nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học, công nghệ, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh doanh, dịch vụ... để tăng thu nhập. Nhờ đó, các mô hình sản xuất, kinh doanh, xây dựng đời sống văn hóa ở thôn luôn dẫn đầu trong xã, góp phần thực hiện đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu. Năm 2021, thôn Bắc Trung đã về đích thôn NTM kiểu mẫu (thôn Kiểu mẫu được công nhận thứ 4 của huyện Nga Sơn).

Xây dựng xã đạt chuẩn NTM đã khó, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí càng khó hơn nên cấp ủy, chính quyền xã Nga Thành xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Từ đó, hàng năm xã đều xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí. Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng Nhân dân thì đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu đi đầu, nói đi đôi với làm. Đồng thời phải thường xuyên sâu sát cơ sở, gần dân, hiểu dân, từ đó có cách tuyên truyền phù hợp và hiệu quả nhằm thay đổi từ nhận thức đến hành động của Nhân dân trong việc chung tay cùng với cấp ủy, chính quyền giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn NTM và quyết tâm phấn đấu xây dựng xã Nga Thành sớm đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, xã Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.




3.jpg




4.jpg




5.jpg




6.jpg






9.jpg





dưa.jpg





nhà văn hóa.jpg





đường.jpg



đường 2.jpg



chùa.jpg



lễ hội.jpg




Bản đồ.jpg

Lịch sử hình thành và phát triển của xã Nga Thành, huyện Nga Sơn, tỉnh thanh Hóa.

Đăng lúc: 10/10/2023 16:46:43 (GMT+7)

Trải qua 67 năm từ khi thành lập xã đến nay, cán bộ đảng viên và nhân dân xã Nga Thành đã không ngừng phát triển về mọi mặt, quê hương luôn đổi mới, cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện.

1.jpg






7.jpg








8.jpg


Xã Nga Thành
là xã đồng màu nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn, Tỉnh Thanh Hoá, cách trung tâm huyện 5km, với tổng diện tích đất tự nhiên là 353,10 ha, trong đó đất Nông nghiệp là 241,55 ha chiếm 68,4%. Dân số toàn xã có 1101 hộ, với 4260 khẩu, trong đó lao động trong độ tuổi là 2002 lao động, chiếm gần 47%. Đảng bộ có 281 đảng viên được sinh hoạt ở 12 chi bộ (5 chi bộ thôn thôn, 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ HTXNN, 1 chi bộ trạm y tế, 1 chi bộ Công an, 1 chi bộ Qũy tín dụng). Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Tỉnh và của huyện; Cấp ủy, chính quyền xã Nga Thành đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong xã đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, ổn định về Chính trị, giữ vững QP-AN... và đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi.

Về vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Nga An; Phía Nam giáp xã Nga Hải; Phía Đông giáp xã Nga Liên; Phía Tây giáp xã Nga Giáp.

Về giao thông: Xã Nga Thành có tuyến đường Tỉnh lộ 524 đi qua với chiều dài khoảng 1,5km chạy qua địa bàn theo hướng Đông - Nam. Nằm cạnh Quốc lộ 10B nối liền với đường liên xã, có đường Hồ vương chạy qua từ Bến tín đi cầu Vàng ra biển của Huyện Nga Sơn. Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi nên xã Nga Thành có tiềm năng và cơ hội để phát triển Kinh tế - Văn hóa xã hội.

Về địa hình: Vùng đất của xã nằm trong vùng đồng bằng địa hình gợn sóng hình thành 3 loại đất màu, đất lúa màu và đất 2 vụ lúa. Thuận tiện cho việc canh tác lúa n­ước, vùng chuyên canh lúa màu và các loại cây rau màu khác. Có hệ thống t­ưới tiêu chủ động thuận tiện cho việc sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng thâm canh cây trồng. Dạng địa hình này tương đối bằng phẳng, hiện nay đang được trồng cây nông nghiệp, bố trí đất ở và các công trình công cộng…

Về lịch sử hình thành: Theo truyền thuyết làng Thành đã là nơi cư trú của cư dân từ lâu, thời Tiền Lê dưới triều Đại Hành Hoàng Đế thế kỷ XI, nhân dân ở đây đã nạo vét, khơi luồng sông Hoạt và sông Chính Đại (sông Vũ Lũng). Xã Nga Thành ngày nay được thành lập bởi 3 làng (Thành Thôn, Yên Nghiệp, ½ Ngoại Thôn) trước đây thuộc xã Kiên Giáp (Thất Giáp, Thiết Giáp), tổng Đô Bái, Huyện Nga Sơn (Chi Nga, Nga Giang), phủ Hà Trung, Trấn Thanh Hóa (Thanh Hoa). Xã Nga Thành có 3 ngôi đình của 3 làng, ngày nay còn lại 2 cụm di tích, Đình và Chùa Làng Thành (Thờ Phật, Tứ Phủ, Tứ Vị Thánh Nương, Tướng Quân Phạm Cự Lượng, Thánh tổ 3 họ Hồ - Mai - Phạm cổ tam chi) được công nhận di tích Văn hóa, Lịch sử, Cách mạng cấp tỉnh năm 2005. Đình và Chùa Ngoại Thôn (Thờ Phật, Tứ Phủ, Thần Áp Lãng Chân Nhân, các dòng họ có công khai khẩn, lập ấp Hà, Mai, Trịnh, Phạm) được công nhận di tích Văn hóa, Lịch sử cấp tỉnh năm 2008. Phần mộ và miếu Ông Bến (Nguyễn Phúc Thành Tôn Thần). Đình Yên Nghiệp do chiến tranh và thời gian đã bị tàn phá nên không còn.

Triều đại nhà Nguyễn (1802-1945) đầu thế kỷ XIX, làng Thành Thôn thuộc tổng Đô Bái, Làng Ngoại Thôn, làng Yên Nghiệp thuộc tổng Tân Phong, huyện Nga Sơn.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, theo chủ trương của trên bỏ đơn vị tổng, thành lập xã; Làng Thành Thôn thuộc xã Kiên Giáp Hà (Hà Thôn, Thành Thôn, Giáp Lục). Cuối năm 1947, để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lâu dài, thực hiện Sắc lệnh số 91/SL của Chính Phủ hợp nhất Uỷ ban hành chính và Uỷ ban kháng chiến thành Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính (UBKCKHC). Đến năm 1948, Chính phủ ra Sắc lệnh số 149/SL bỏ từ “Kiêm” trong UBKCKHC gọi là Uỷ ban kháng chiến hành chính (UBKCHC).

Các xã nhỏ được sáp nhập thành xã lớn. Xã Kiên Giáp được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã: Tân An, Kiên Giáp Hà, Hoa Lư, Chính Đại. Từ 1947 đến 1956, Nga Thành ngày nay thuộc xã Kiên Giáp.

Tháng 10 năm 1956, theo Quyết định của UBHC tỉnh Thanh Hóa xã Kiên Giáp chia tách thành 3 xã: Nga Giáp, Nga An, Nga Thành. Tên xã Nga Thành bắt đầu từ đây và ổn định về mặt hành chính đến nay. Xã Nga Thành lúc này gồm 12 xóm: Hồ Đông, Hồ Trung, Hồ Nam (sau sáp nhập đổi thành 2 thôn Hồ Đông và Hồ Nam) thuộc địa phận Làng Ngoại Thôn và Yên Nghiệp; Cồn Trên (sau đổi thành thôn Đông Thành); Cồn Dưới (sau đổi thành thôn Xuân Thành); Xóm Thượng, Xóm Chợ (sau đổi thành thôn Bắc Thành); Xóm Đình, Xóm Hào, Xóm Đồng (sau đổi thành thôn Trung Thành); Xóm Cổng, Xóm Mỏm (sau đổi thành thôn Nam Thành) đều thuộc địa phận Làng Thành Thôn.

Ngày nay, theo phân cư địa giới hành chính, xã Nga Thành có 5 thôn: Hồ Đông, Hồ Nam, Đông Xuân (sáp nhập Đông Thành và Xuân Thành năm 2018), Bắc Trung (sáp nhập Bắc Thành và Trung Thành năm 2018), Nam Thành.

Về sự ra đời của chi bộ Đảng đầu tiên: Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh và Uỷ ban cách mạng lâm thời huyện Nga Sơn, nhân dân Nga Thành cũng như các địa phương khác trong huyện đã nhanh chóng thành lập UBND lâm thời. Xã Nga Thành lúc này có 2 làng: làng Thành Thôn thuộc xã Kiên Giáp, Chủ tịch lâm thời thôn là ông Mai Chấn Hưng; làng Ngoại Thôn thuộc xã Tân An, Chủ tịch lâm thời là Ông Phạm Văn Tuân.

Tháng 11 năm 1945 thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, các đoàn thể cứu quốc ở làng Thành Thôn được thành lập như Hội Nông dân cứu quốc do ông Phạm Ngọc Dỵ phụ trách, Thanh niên cứu quốc do đồng chí Phạm Quang Thiệng phụ trách, Phụ nữ cứu quốc do bà Vũ Thị Thảo phụ trách.

Bầu cử Quốc hội khóa I (06/01/1946) và bầu cử HĐND tỉnh, xã (6/1946) thành công. UBND xã Kiên Giáp được bầu gồm 5 ông, ông Phạm Văn Chương (thôn Giáp Lục) làm Chủ tịch, ông Hanh làm ủy viên thư ký. Thôn Thành Thôn thành lập ban cán sự do ông Phạm Quang Thiệng làm trưởng ban, bà Vũ Thị Thảo làm phó ban, ông Mai Xuân Xuyên làm thư ký.

Sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946), trước những yêu cầu và điều kiện lịch sử cần phải xây dựng phát triển các tổ chức Đảng, sự ra đời của Huyện ủy lâm thời Nga Sơn (11/1946), tạo tiền đề để tháng 10 năm 1947, chi bộ Đảng Tây Hồ được thành lập tại hang Son, xóm Nhân Sơn, xã Nga An ngày nay, đồng chí Phạm Văn Thảo được huyện ủy chỉ định làm Bí Thư chi bộ. (lịch sử Đảng bộ xã Nga An 1947 – 2009 ghi 12 giờ ngày 04/04/1947 tại núi hang Chõ cạnh Phủ Trèo, chi bộ Đảng Tây Hồ được thành lập, đồng chí Phạm Văn Thảo được cử làm Bí Thư).

Đây là chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở các xã phía bắc huyện Nga Sơn, Chi bộ không chỉ có nhiệm vụ lãnh đạo phong trào cách mạng ở xã Kiên Giáp mà còn được huyện ủy giao nhiệm vụ tuyên truyền phát triển đảng ở các xã: Nhân Phú (Nga Phú), Điền Hồ (Nga Điền).

Sau một thời gian ngắn, giữa những năm 1948, nhiều quần chúng ưu tú ở làng Thành Thôn xã Kiên Giáp được kết nạp vào Đảng như các đồng chí: Phạm Đình Đại, Phạm Ngọc Dỵ, Mai Chấn Khanh... Đến cuối năm 1948 ở 2 thôn: Thành Thôn và Ngoại Thôn đã có 18 đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.

Bên cạnh đó tháng 10 năm 1947 Trung đội du kích Kim Thành thôn Thành Thôn được thành lập có 32 chiến sỹ, do ông Mai Hữu Lang làm Trung đội trưởng, ông Mai Chấn Khanh làm Trung đội phó, ông Mai Chấn Hưng làm Chính trị viên. Trung đội du kích Ngoại Thôn có 21 chiến sỹ do ông Đoàn Văn Vũ làm Trung đội trưởng. Đơn vị du kích ra đời làm nòng cốt cho công tác huấn luyện dân quân, tổ chức đào hầm, hào công sự chiến đấu.

Trong 9 năm kháng chiến (1947 - 1954), Chi bộ Tây Hồ đã không ngừng lớn mạnh, tổ Đảng Kim Thành của Chi bộ từ chỗ có 3 đảng viên năm 1948 đến năm 1954 đã có 24 đảng viên, lãnh đạo nhân dân trong xã vượt qua những thời kỳ hết sức gian khổ ác liệt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân bám đất, bám làng chiến đấu kiên cường không cho địch chiếm đóng, lập tề.

Sau khi có quyết định chia xã (10/1956), Huyện ủy Nga Sơn đã ra quyết định giải tán Chi bộ Tây Hồ, thành lập 3 chi bộ theo tên gọi các xã mới: Nga An, Nga Giáp, Nga Thành. Chi bộ lâm thời Nga Thành lúc này có 34 đảng viên, Huyện ủy chỉ định BCH chi bộ lâm thời gồm 4 đồng chí: đồng chí Phạm Bá Trinh làm Bí thư, đồng chí Đoàn Văn Vũ làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBHC xã, đồng chí Phạm Bá Dịch phụ trách nông hội, đồng chí Phạm Quang Thang xã đội trưởng. Sau khi ổn định về tổ chức, chi bộ tập trung chỉ đạo thành lập các đoàn thể quần chúng như Đoàn Thanh Niên, Hội Phụ Nữ, Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Nông Dân.

Tháng 01 năm 1961, huyện ủy Nga Sơn Quyết định thành lập Đảng bộ xã Nga Thành trên cơ sở Chi bộ xã Nga Thành. Chỉ định BCH Đảng bộ lâm thời gồm 7 đồng chí: đồng chí Phạm Bá Huệ được chỉ định làm Bí Thư, đồng chí Phạm Văn Nội làm Phó Bí thư phụ trách chính quyền.

Đại hội Chi bộ, Đảng bộ qua các thời kỳ

Đại hội

Lần thứ

Thời gian

Địa điểm

Đảng viên tham dự

Ban chấp hành

Bí thư

Phó Bí thư

phụ trách

công tác Đảng

Phó Bí thư

phụ trách

Chính quyền

Chi bộ

1

7/1957

Nhà ông

Lý Hóa

(Bắc Trung)

34

5

Phạm Quang Thiệng

Đoàn Văn Vũ

Chi bộ

2

2/1959

Nhà ông

Phạm Ngọc Quớn

(Nam Thành)

57

Phạm Quang Thiệng

Phạm Văn Nội

Chi bộ

3

01/1960

Nhà ông

Mai Văn Mạo

(Đông Xuân)

97

7

Phạm Quang Thiệng

Phạm Văn Nội

Đảng bộ

1

5/1961

Nhà ông

Phạm Đình Quất

(Đông Xuân)

7

Phạm Bá Huệ

Phạm Văn Nội

Đảng bộ

2

6/1962

Nhà ông

Phạm Đình Quất

(Đông Xuân)

100

9

Phạm Bá Huệ

Đoàn Văn Vũ

Đảng bộ

3

7/1964

Nhà ông

Phạm Đình Quất

(Đông Xuân)

100

9

Phạm Ngọc Hy

Đoàn Văn Vũ

Đảng bộ

4

6/1965

Nhà ông

Mai Văn Mạo

(Đông Xuân)

127

9

Đoàn Văn Vũ

Phạm Quang Uý

Đảng bộ

5

3/1967

9

Đoàn Văn Vũ

(cuối năm 1967

đ/c Vũ chuyển

công tác)

Phạm Quang Uý

(cuối năm 1967 đ/c Uý được BCH bầu làm Bí thư Đảng ủy)

Đảng bộ

6

5/1969

9

Phạm Huy Diệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

7

3/1971

9

Phạm Huy Diệp

Phạm Văn Tiệp

Đảng bộ

8

5/1973

9

Phạm Văn Tiệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

9

7/1975

Hội trường xã

11

Phạm Văn Tiệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

10

11/1977

Hội trường xã

11

Phạm Văn Tiệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

11

4/1979

Hội trường xã

11

Phạm Văn Tiệp

Phạm Văn Xa

Đảng bộ

12

10/1981

Hội trường xã

119

11

Phạm Văn Tiệp

(Tháng 10/1982

đ/c Tiệp chuyển công tác,

đ/c Phạm Quang Sấn UVBTV được bầu làm Bí thư Đảng ủy)

Phạm Bá Niên

Đảng bộ

13

12/1982

Hội trường xã

138

11

Phạm Quang Sấn

Phạm Bá Niên

Đảng bộ

14

28/5/1985

Hội trường xã

160

13

Phạm Quang Sấn

Vũ Hùng Phán

Đảng bộ

15

28/11/1987

Hội trường xã

13

Phạm Quang Sấn

Vũ Hùng Phán

(Tháng 12/1989 đ/c Phán nghỉ công tác, đ/c Phạm Bá Chiêu được bầu làm PBT phụ trách chính quyền từ ngày 10/01/1990

Đảng bộ

16

04/3/1991 (V1)

12/12/1991

(V2)

Hội trường xã

180

11

Phạm Quang Sấn

Phạm Bá Chiêu

Đảng bộ

17

28/4/1994

Hội trường xã

188

10

Phạm Quang Sấn

Phạm Bá Chiêu

Đảng bộ

18

13/01/1996

Hội trường xã

66

11

Phạm Quang Sấn

Phạm Bá Chiêu

Đảng bộ

19

17/9/2000

Hội trường xã

80

11

Phạm Quang Sấn

Phạm Viết Chính

Đảng bộ

20

17/7/2005

Hội trường xã

126

11

Phạm Viết Chính

Mai Văn Quyên

Mai Đức Minh

Đảng bộ

21

22/4/2010

Hội trường xã

139

15

Phạm Viết Chính

Mai Văn Quyên

Mai Đức Minh

Đảng bộ

22

31/3/2015

Hội trường xã

137

15

Mai Đức Minh

Phạm Bá Bốn

(Tháng 3/2017 đ/c Bốn chuyển công tác, đ/c Nguyễn Hữu Đăng xã Nga Giáp được Huyện ủy chỉ định về làm PBT Đảng ủy)

(Tháng 7/2019 đ/c Đăng chuyển công tác, đ/c Thinh Văn Đại xã Nga Hải được Huyện ủy chỉ định về làm PBT Đảng ủy)

Mai Văn Quyên

Đảng bộ

23

13/5/2020

Hội trường xã

120

15

Mai Văn Quyên

Bùi Văn Đan

(Tháng 3/2022 đ/c Đan chuyển công tác, đ/c Mai Danh Dụng xã Nga Yên được Huyện ủy chỉ định về làm PBT Đảng ủy)

Thịnh Văn Đại

Phần thưởng của Đảng và Nhà nước Tặng

Đảng bộ và Nhân dân xã Nga Thành

Năm

Danh hiệu thi đua

Ghi chú

1972

Huân chương chiến công hạng nhì thưởng Dân quân du kích xã Nga Thành

Lệnh số 164/LCT ngày 11/11/1972

1996

Đảng bộ xã Nga Thành đạt trong sạch vững mạnh năm 1994 - 1996

Quyết định số 01-QĐ/HU ngày 30/12/1996 của Huyện ủy Nga Sơn

2000

Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân thời kỳ chống thực dân Pháp

Quyết định số 566/KT-CTN ngày 08/11/2000

2000

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 1273/QĐ-TTg ngày 19/12/2000

2002

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 1188/QĐ-CT ngày 16/5/2002

2002

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Nhân dân và Cán bộ xã Nga Thành

Quyết định số 2117/QĐ-CT ngày 27/6/2002

2004

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 1475/QĐ-UBND ngày 16/5/2004

2005

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 2745/QĐ-CT ngày 04/10/2005

2006

Huân chương Lao động hạng Ba

Quyết định số 1022/QĐ-CTN ngày 13/9/2006

2006

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 30/10/2006

2007

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành đạt thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2006

Quyết định số 591-QĐ/TU ngày 03/4/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2009

Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Đảng bộ xã Nga Thành

Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 09/3/2009

2008

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành đạt thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Đảng năm 2007

Quyết định số 932-QĐ/TU ngày 01/4/2008 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2010

Bằng khen khối Dân vận xã Nga Thành đã có thành tích xuất sắc trong công tác Dân vận năm 2009

Quyết định số 01-QĐ/BDVTW

ngày 28/10/2010 của Ban Dân vận Trung ương

2010

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 1613/QĐ-TTg ngày 30/8/2010

2010

Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Đảng bộ xã Nga Thành

Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 19/01/2010

2011

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 1375/QĐ-UBND ngày 29/4/2011

2011

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 3 năm 2008-2010

Quyết định số 173-QĐ/TU ngày 04/4/2011 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2012

Bằng khen của UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 517/QĐ-UBND ngày 05/4/2012

2013

Huân chương Lao động hạng Nhì

Quyết định số 1300/QĐ-CTN ngày 31/7/2013

2013

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành đã có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Quyết định số 517/QĐ-UBND

ngày 05/02/2013 của UBND tỉnh Thanh Hóa

2014

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 186/QĐ-UBND ngày 15/3/2014

2014

Bằng khen Đảng bộ xã Nga Thành trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 3 năm 2011-2013

Quyết định số 1416-QĐ/TU ngày 28/3/2014 của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2014

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

Quyết định số 4729/QĐ-UBND ngày 27/12/2014

2014

Giấy khen của UBND huyện Nga Sơn

Quyết định số 1345/QĐ-UBND ngày 02/12/2014

2014

Công nhận xã Đạt chuẩn Nông thôn mới

Quyết định số 4729/QĐ-UBND ngày 27/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa

2014

Cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2014

UBND tỉnh Thanh Hóa

2015

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Nhân dân và Cán bộ xã Nga Thành có thành tích xuất sắc trong phong trào XD NTM năm 2014

Quyết định số 180/QĐ-UBND ngày 21/01/2015

2015

Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Nhân dân và Cán bộ xã Nga Thành có thành tích xuất sắc, điển hình tiên tiến tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2014

Quyết định số 1326/QĐ-UBND ngày 15/4/2015

2015

Cờ thi đua của UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Đảng bộ xã Nga Thành

Quyết định số 1534/QĐ-UBND ngày 25/4/2015

2015

Bằng khen của BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tặng Đảng bộ xã Nga Thành

Quyết định số 57-QĐ/TU ngày 03/11/2015

2015

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 02/12/2015

2015

Cờ tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 2010 - 2015

BCH Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

2017

Cờ đơn vị có thành tíchtiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2017

UBND Tỉnh Thanh Hóa

2019

Huân chương Lao động hạng Nhất

Quyết định số 1320/QĐ-CTN ngày 08/8/2019

Tình hình phát triển kinh tế năm 2022: Giá trị gia tăng kinh tế 13%; Tổng giá trị thu nhập năm 2022 ước đạt: 266,5 tỷ đồng; Tổng sản lượng lương thực: 1500 tấn; Bình quân lương thực đầu người 348 kg/người/năm; Thu nhập bình quân đầu người đạt 61,5 triệu đồng/người/năm; Bình quân ha canh tác 195 triệu đồng/ha; Cơ cấu: Ngành nông nghiệp: 71,3 tỷ chiếm 26,7%; Ngành nghề CN - TTCN: 102,5 tỷ chiếm 38,5%; Ngành nghề DVTM và thu nhập khác: 92,7 tỷ chiếm 34,8%.

Về nguồn nhân lực: Nguồn lao động dồi dào, đặc biệt là lao động đã qua đào tạo được tăng lên cùng với sự cần cù, sáng tạo trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Với tinh thần vượt khó của nhân dân đã đưa các loại cây trồng, giống mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, được quy hoạch thành vùng sản xuất cây trồng hàng hóa như cây Khoai tây, rau màu vụ đông, sản xuất dưa vàng, dưa bao tử trong nhà lưới... đang được nhân rộng từ năm 2015 đến nay. Mô hình hoạt động của HTX nông nghiệp xã sau chuyển đối hoạt động theo luật HTX năm 2012 hoạt động có hiệu quả, đã liên kết với các công ty, doanh nghiệp cung ứng và bao tiêu sản phẩm cho nông dân mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Điểm sáng trong xây dựng NTM: Là một trong 11 xã xây dựng điểm mô hình xã NTM của tỉnh. Sau 4 năm tổ chức xây dựng xã đã hoàn thành và được công nhận xã đạt chuẩn NTM năm 2014. Từ năm 2015 BCĐ xây dựng NTM đã tổ chức xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, tiến tới xây dựng NTMNC, NTM Kiểu mẫu. Đây là niềm vinh dự của Đảng bộ và nhân dân xã nhà, song cũng đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới đòi hỏi sự nỗ lực, cố gắng không nhỏ của cả hệ thống chính trị từ xã đến các thôn.

Xã Nga Thành là điểm sáng trong phong trào phát triển kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp và phát huy sức mạnh nội sinh trong xây dựng NTM. Quá trình giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, xã Nga Thành luôn xác định tiêu chí thu nhập là quan trọng nhất. Xã đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và đưa các cây, con giống mới năng suất cao vào sản xuất như khoai tây, dưa hấu, dưa leo, dưa vàng, gần 20ha vùng sản xuất rau an toàn tập trung chuyên canh... đẩy mạnh tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; đầu tư mở rộng diện tích các mô hình trang trại, gia trại; phát triển đàn gia súc, gia cầm, tạo sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường; tạo điều kiện để người dân được tiếp cận với các nguồn vốn phát triển kinh tế. Hiện, xã có 3 trang trại chăn nuôi lợn công nghiệp, với quy mô lớn, cho thu nhập từ 700 - 800 triệu đồng/trang trại/năm; 86 gia trại tổng hợp, gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường, cho thu nhập trên 300 triệu đồng/hộ/năm; 40 hộ gia đình đã đầu tư xây dựng mô hình nhà màng, nhà lưới áp dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với diện tích hơn 8ha mang lại hiệu quả kinh tế cao và cho thu nhập trên 1,5 tỷ đồng/ha/năm; đồng thời duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; kết nối thị trường lao động trong và ngoài nước. Vì vậy, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên trên địa bàn đạt 99%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 61,5 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm còn dưới 1%; 5 thôn và 5 cơ quan, trường học đều được công nhận thôn, cơ quan văn hóa. Cùng với đó, công tác vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm cũng được xã đặc biệt quan tâm, đến nay tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; hệ thống nước sạch đã được lắp đặt trên địa bàn xã đảm bảo yêu cầu cấp nước sinh hoạt cho hộ dân; 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn xã có bản cam kết và thực hiện đúng quy định tiêu chuẩn về môi trường, về an toàn thực phẩm. Đường làng, ngõ xóm thường xuyên được chỉnh trang, nâng cấp, trồng hoa, cây xanh, từng hộ cũng chủ động cải tạo cảnh quan sân vườn xanh, sạch, đẹp.

Phát huy những kết quả đạt được trong xây dựng xã NTM, cấp ủy đảng, chính quyền xã Nga Thành đã tập trung chỉ đạo chi ủy, chi bộ thôn Bắc Trung xây dựng kế hoạch, lộ trình để triển khai thực hiện xây dựng thôn NTM kiểu mẫu. Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, mọi việc triển khai đều được bàn bạc trong các cuộc họp chi ủy, chi bộ, họp thôn và Nhân dân đều được biết, được bàn, được kiểm tra, giám sát nên tạo được sự tin tưởng, đồng thuận trong dân. Do đó, Nhân dân tự nguyện hiến đất mở rộng đường thôn, ngõ xóm; đóng góp tiền, công sức để chỉnh trang, lắp bóng điện sáng, trồng hoa... tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Đồng thời tích cực du nhập, nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất mới, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học, công nghệ, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi, mở rộng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, kinh doanh, dịch vụ... để tăng thu nhập. Nhờ đó, các mô hình sản xuất, kinh doanh, xây dựng đời sống văn hóa ở thôn luôn dẫn đầu trong xã, góp phần thực hiện đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu. Năm 2021, thôn Bắc Trung đã về đích thôn NTM kiểu mẫu (thôn Kiểu mẫu được công nhận thứ 4 của huyện Nga Sơn).

Xây dựng xã đạt chuẩn NTM đã khó, giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí càng khó hơn nên cấp ủy, chính quyền xã Nga Thành xem đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng. Từ đó, hàng năm xã đều xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí. Ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng Nhân dân thì đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu đi đầu, nói đi đôi với làm. Đồng thời phải thường xuyên sâu sát cơ sở, gần dân, hiểu dân, từ đó có cách tuyên truyền phù hợp và hiệu quả nhằm thay đổi từ nhận thức đến hành động của Nhân dân trong việc chung tay cùng với cấp ủy, chính quyền giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn NTM và quyết tâm phấn đấu xây dựng xã Nga Thành sớm đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, xã Anh hùng trong thời kỳ đổi mới.




3.jpg




4.jpg




5.jpg




6.jpg






9.jpg





dưa.jpg





nhà văn hóa.jpg





đường.jpg



đường 2.jpg



chùa.jpg



lễ hội.jpg




Bản đồ.jpg
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai KQ giải quyết TTHC